Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn văn mẫu 9

Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới...

Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới...  Dàn ý 1. Mở bài:  Giới thiệu Hồ Chí Minh, khẳng định Người là một lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. 2. Thân bài: - Hồ Chí Minh con người vĩ đại, lãnh tụ của một dân tộc: Người đã có cho mình tình yêu nước nồng nàn, ý thức dân tộc. Người tìm ra con đường Cách mạng, lối đi đúng đắn cho cả một dân tộc Lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Pháp Mĩ thành công, xây dựng lại đất nước theo con đường mới - Sự vĩ đại của Người còn thể hiện ở sự bình dị trong cuộc sống, cách ứng xử, tình cảm của Người dành cho con dân đất Việt: Người luôn quan tâm đến mọi người, từ trẻ nhỏ, thanh thiến niên đến người già Vẻ giản dị, mộc mạc vô cùng thuần khiết của Bác Cách sống của Bác cũng bình dị, mộc mạc như mục đích sống của Bác là hết lòng vì nước vì dân Người còn là một nghệ sĩ, một nhà thơ, một danh nhân văn hóa thế giới: - Tình cảm ...

Cảm nghĩ của em về món quà thơ ấu

Cảm nghĩ của em về món quà thơ ấu – Con Gấu Bông Bài làm :       Trẻ con ai cũng thích nhận được một món quà nho nhỏ, và em cũng vậy. Lần đầu tiên khi nhận được một chú thỏ bông từ mẹ vào năm năm tuổi, em đã rất vui vẻ mà ôm chầm lấy mẹ.        Chú thỏ bông mà em nhận được ngày ấy không phải là món quà đắt tiền nhưng em rất yêu quý và nâng niu nó, bởi nó là phần thưởng mẹ dành cho em sau khi em được tặng danh hiệu học sinh xuất sắc ở mẫu giáo. Chú thỏ bông của em dễ thương vô cùng! Chú có bộ lông màu cam óng ánh và rất mượt mà, êm ái. Đôi tai dài mềm mịn, cái mũi hồng hồng đáng yêu và nổi bật trên khuôn mặt của chú là đôi mắt đen lay láy được kết bằng hột cườm. Để tránh sự đơn điệu, trên cổ của chú được đính một chiếc nơ màu xanh nhạt trông chẳng khác gì một chú thỏ thật sự! Ngày ấy, em không có nhiều đồ chơi như các bạn cùng trang lứa nên chú thỏ bông mẹ tặng đã trở thành báu vật của em. Ngoài lúc đi học, khi về nhà em luôn mang chú theo bên mình. Em ...

Thuyết minh về một loại vật nuôi

  Thuyết minh về một loại vật nuôi. Bài làm    Nếu tôi hỏi bạn về một câu: "Trong các loài vật nuôi trong gia đình, bạn yêu quý con vật nào nhất?" thì tôi chắc chắn rằng sẽ có rất nhiều câu trả lời. Nhưng riêng đối với tôi, tôi vẫn yêu quý chú thỏ trắng nhà mình với bộ lông mềm và trắng muốt.     Giống thỏ được nhập vào nước ta, cách đây khoảng một trăm năm, nên thỏ là loài vật gần gũi với mọi người dân Việt Nam. Thỏ có lớp lông mao dày để thích nghi với những điều kiện thời tiết khô hạn. Tai thỏ dài và có thể chuyển được hướng để nghe những âm thanh và tiếng động của kẻ thù. Ở thỏ cũng có một đặc điểm để thích nghi với môi trường sống trên cạn rất nhiều bụi. Đó là mắt có mi mắt và tuyến lệ.

Sơ đồ tư duy bài Nói với con

Hình ảnh
  Sơ đồ tư duy bài Nói với con ngắn gọn  bao quát toàn bộ kiến thức cơ bản trong bài thơ nói với con của Y Phương. Chắc chắn đây sẽ là công cụ hữu hiệu để bạn học tốt hơn tác phẩm này. Kiến thức cơ bản bài nói với con Tìm hiểu chung về văn bản 1. Tác giả – tác phẩm a) Tác giả – Y  Phương sinh năm 1948, tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước. – Quê : Trùng Khánh – Cao Bằng, dân tộc Tày. -1993: Chủ tịch hội văn nghệ Cao Bằng. – Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy đầy hình ảnh của con người miền núi.

Sơ đồ tư duy bài sang thu

Hình ảnh
  Sơ đồ tư duy bài sang thu Kiến thức cơ bản sang thu  Đọc – tìm hiểu chung về văn bản 1 . Tác giả, tác phẩm a) Tác giả  Nguyễn Hữu Thỉnh sinh năm 1942 Quê: Tam Dương – Vĩnh Phúc – Nhập ngũ năm 1963, rồi trở thành cán bộ tuyên huấn trong quân đội và bắt đầu sáng tác thơ. – Tham gia ban chấp hành hội nhà văn Việt Nam các khoá : III, IV,V – Từ năm 2000, là tổng thư ký Hội nhà văn Việt nam. – Hữu Thỉnh là người viết nhiều, viết hay về những con người, cuộc sống ở nông thôn về mùa thu: cảm giác bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo đang biến chuyển nhẹ nhàng.

Sơ đồ tư duy Những ngôi sao xa xôi

Hình ảnh
Sơ đồ tư duy Những ngôi sao xa xôi ngắn gọn là một cách dễ dàng và đơn giản để các bạn tiếp cận với truyện ngắn những ngôi sao xa xôi một cách dễ dàng và dễ hiểu nhất. Hệ thống kiến thức bài những ngôi sao xa xôi I. Đọc, tìm hiểu chung về văn bản 1. Tác giả – tác phẩm a) Tác giả: Lê Minh Khuê sinh năm 1949 – Quê: Tĩnh Gia – Thanh Hóa. – Là Thanh niên xung phong trong kháng chiến chống Mĩ. – Viết văn từ những năm 70. Là cây bút truyện ngắn, ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, sâu sắc đặc biệt là khi viết về phụ nữ. – Đề tài trước 1975: Đều viết về cuộc sống chiền đấu của thanh niên xung phong và bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn, gây được chú ý của bạn đọc. – Sau 1975: Những sáng tác của Lê Minh Khuê bám sát những biến chuyển của đời sống – đề cập nhiều vấn đề bức xúc của xã hội và con người với tinh thần đời mới mạnh mẽ. b) Tác phẩm: Những ngôi sao xa xôi  là một trong những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê. * Xuất xứ : Viết năm 1971 – cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang diễn ra...

Phân tích nhân vật Phương Định

Phân tích nhân vật Phương Định Bài làm       Thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước bước vào thơ ca đã có nhiều chân dung quen thuộc và đáng yêu, đáng cảm phục: Những chiến sĩ lái xe trong "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật, những cô gái mở đường trong "Khoảng trời hố bom" của Lâm Thị Mĩ Dạ,... Và Lê Minh Khuê - một nhà văn thuộc thế hệ những tác giả bắt đầu sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ - cũng đóng góp một chân dung như thế cho văn học nước nhà: Cô gái Phương Định trong truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi". Đó là một nữ chiến sĩ thanh niên xung phong xinh đẹp, trong sáng, giàu tình cảm và dũng cảm, ngoan cường.     Là một cô gái thanh niên xung phong có nhiệm vụ cùng đồng đội san lấp những hố bom trên tuyến đường Trường Sơn lửa đạn, ngày đêm đối mặt với đất bụi, khói bom nhưng Phương Định không hề mất đi vẻ trẻ trung, xinh đẹp của một cô gái mới lớn. Chị là người nhạy cảm và luôn quan tâm đến hì...

Phân tích cảm hứng thu sâu sắc và tinh tế của Hữu Thỉnh qua bài thơ Sang thu

Phân tích cảm hứng thu sâu sắc và tinh tế của Hữu Thỉnh qua bài thơ Sang thu Bài làm     Mùa thu là nguồn cảm hứng thơ bất tận cho các thi sĩ. Nhà thơ nào cũng muốn vẽ được một bức tranh thu cho riêng mình. Và Hữu Thỉnh đã có được một cái tứ rất riêng đó là thời khắc lúc giao mùa. Bài thơ Sang thu là những cảm nhận, những rung động man mác, bâng khuâng của tác giả trước sự biến đổi kì lạ trong thời khắc giao mùa của đất trời trong ngưỡng thu.      Sinh ra và lớn lên ở Vĩnh Phúc, Hữu Thỉnh không còn lạ lẫm gì với mùa thu đất Bắc. Thế nhưng, khi cảm nhận tín hiệu thu mến yêu, ông cũng không khỏi ngỡ ngàng. Đối với ông, thu đến với những cảm giác mơn man khó tả: “Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về”      Như một quy luật tuần hoàn của tạo hóa, dường như thu đã lại sang. Có vẻ bức tranh thu đã được điểm những nét đầu tiên: hương ổi phả nhè nhẹ, thoang thoảng đưa vào trong gió se - gió đã nhẹ lại chứ ...

Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng Bài làm       Thế giới được tạo lập không phải một lần nhưng mỗi lần người nghệ sĩ xuất hiện là một lần thế giới được tạo lập. Cỏ cây hoa lá vẫn ở đó, vẫn là cuộc sống thường ngày xung quanh ta nhưng sao khi vào những trang thơ, áng văn lại trở nên đẹp đến lạ kì! Hình ảnh thiên nhiên vùng Tây Bắc luôn làm chúng ta bất ngờ như thế qua từng câu chữ của “Tây Tiến”.       Quang Dũng thật hay viết và cũng viết thật hay về nỗi nhớ – nỗi nhớ dấy lên từ những nẻo đường tha hương, nẻo đường cách mạng và kháng chiến, hướng về “cố quận”, về “Xứ Đoài mây trắng lắm”, về một “ngọn Ba Vì mờ xa” và cả cái tên thân thương “Tây Tiến”. Bài thơ được viết năm 1948, tại Phù Lưu Chanh, trong nỗi nhớ nồng nàn với Tây Tiến – đơn vị chiến đầu cũ – cũng là nỗi nhớ núi rừng rải về miền Tây Tổ quốc có vẻ tuyệt kì mà Quang Dũng một thời gắn bó. Không khí lãng mạn rất riêng của những ngày đầu kháng chiến, tư thế dấn...

Cảm nhận vẻ đẹp người lính Tây Tiến liên hệ với người nông dân nghĩa sĩ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Bài làm        Thời đại không chỉ được ghi chép trang sử mà còn được thể hiện qua những trang thơ. Những con người vĩ đại không chỉ được lưu giữ bằng những tấm hình mà còn bằng những câu chuyện, những vần thơ. Đó là những cá nhân đã dâng hiến cả thanh xuân cho sự nghiệp dân tộc, cho hạnh phúc mọi người không một chút toan tính, bận lo trong thơ Tố Hữu, thơ Chính Hữu và cả “Tây Tiến” của Quang Dũng; đặc biệt trong đoạn thơ: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành” Qua đó, ta có thể thấy được những nét thay đổi trong hình tượng người anh hùng khi so sánh với người nông dân nghĩa sĩ trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” (Nguyễn Đình Chiểu) Quang Dũng thật hay viết và cũng viết thật hay về nỗi nhớ – nỗi nhớ dấy lên từ những nẻo đường tha hương, nẻo đường cách mạng v...

Cảm nhận sự hy sinh của người lính Tây Tiến

Bài làm        Những bức tượng đài về con người Việt Nam trong kháng chiến không chỉ được viết bằng những trang sử hào hùng mà còn bằng những áng thơ văn tuyệt đẹp. Họ khổ đau nhưng vẫn ngời sáng sức mạnh và niềm tin. Dù có mất mát đau thương nhưng điều cuối cùng ở lại là sự kiên định với lí tưởng và hi sinh vì cuộc sống. Sự hi sinh của những người lính đã sống vì Tổ quốc đã được Quang Dũng tái hiện chân thực trong bài thơ “Tây Tiến”: “Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người” Và: “Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành” Tây Tiến là tên một đơn vị quân đội thành lập năm 1947, có nhiệm vụ cùng quân đội Lào bảo vệ vùng biên giới Việt-Lào và miền Tây Bắc Bộ Việt Nam. Quang Dũng viết về người lính Tây Tiến không chỉ bằng con mắt quan sát mà còn bằng chính những trải nghiệm thực tế bởi ông cũng là một ...

Suy nghĩ về vai trò của những trở ngại trong sự trưởng thành của con người

Trên đường đời, những trở ngại là tất yếu. Anh/chị suy nghĩ gì về vai trò của những trở ngại trong sự trưởng thành của con người. Bài làm   “Ai chiến thắng mà không hề chiến bại     Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần”  (Tố Hữu)       Cuộc đời không phải là con đường trải đầy hoa hồng, trên đường đời, trở ngại là tất yếu. Điều quan trọng là, qua mỗi trở ngại, con người rút ra được cho mình những bài học kinh nghiệm, có thêm sức mạnh để tiếp tục vững bước. Những trở ngại trong cuộc sống có vai trò quan trọng đối với sự trưởng thành của con người. Trở ngại là những khó khăn, thử thách mà chúng ta gặp phải trên đường đời. Những trở ngại của cuộc đời có biểu hiện rất đa dạng: một lần thi rớt, một ước mơ không thành, một niềm tin tan vỡ… Trưởng thành là sự phát triển của con người, không chỉ về thể chất mà còn về nhân cách, tâm hồn. Trong cuộc sống, những trở ngại cho con người bài học để học trưởng thành hơn. Vì sao những trở ngại trong cuộc sống lại khiến co...

Bài đăng

Thuyết Minh Về Bài Thơ Tiểu Đội Xe Không Kính

Món quà sinh nhật

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 - Bài 8: Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng mà em quan tâm - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 - Bài 9: Lẵng quả thông - Chân trời sáng tạo

Thuyết Minh Về Biển Mỹ Khê Quảng Ngãi

Ngữ văn 6 - Bài 8: Lựa chọn từ ngữ, lựa chọn cấu trúc câu - Kết nối tri thức

Kể lại cuộc nói chuyện của chiếc ghế gãy với chiếc bàn

Thuyết Minh Về Bài Thơ Bếp Lửa